Cấu trúc bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2023 gồm 3 phần Toán học, Đọc hiểu, Khoa học/Giải quyết vấn đề với tổng 150 phút hoàn thành, ngắn hơn một nữa so với cấu trúc cũ.
Cấu trúc bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2023 gồm 3 phần Toán học, Đọc hiểu, Khoa học/Giải quyết vấn đề với tổng 150 phút hoàn thành, ngắn hơn một nữa so với cấu trúc cũ.
Thông tin chuyên trang Tin giáo dục cập nhật, sáng ngày 23 tháng 12 vừa qua ĐH Bách khoa Hà Nội thông báo điều chỉnh cấu trúc, nội dung đề thi ĐGTD (đánh giá tư duy) và áp dụng bắt đầu từ năm 2023. Bài thi tư duy diễn ra trong 150 phút, so với cấu trúc cũ ít hơn 120 phút. Trong đó, có 60 phút dành cho mỗi phần Tư duy Toán học và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề, còn 30 phút cho phần Tư duy Đọc hiểu.
Phần thi | Hình thức | Thời lượng (phút) | Điểm |
Tư duy Toán học | Trắc nghiệm | 60 | 40 |
Tư duy Đọc hiểu | Trắc nghiệm | 30 | 20 |
Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề | Trắc nghiệm | 60 | 40 |
Tổng | 150 | 100 |
Năm 2023 ngoài thay đổi về thời gian hoàn thành bài thi, thì bài thi ĐGTD của Đại học Bách khoa Hà Nội còn có thêm 3 thay đổi khác như sau:
Thứ nhất, nội dung câu hỏi của 3 phần bài thi được biên soạn theo hình thức trắc nghiểm với tổng 100 điểm. Còn bài thi ĐGTD của ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2022 thiết kế kết hợp cả trắc nghiệm và tự luận.
Thứ hai, cấu trúc đề thi ĐGTD mới không còn bài tổ hợp Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) và tiếng Anh. Phần thi Toán học và Tư duy Đọc hiểu như năm trước.
Thứ ba thay đổi cuối cùng là kỳ thi ĐGTD năm 2023 thay vì diễn ra cả ngày và thi trên giấy như những năm trước, thì sẽ được tổ chức trong một buổi thi trên máy tính. ĐH Bách khoa Hà nội có thể tổ chức nhiều đợt, địa điểm thi khác nhau và thí sinh không bị giới hạn số lần thi. Sau khi kết thúc bài thi, các thí sinh được cấp giấy chứng nhận có giá trị trong hai năm, được đăng ký xét tuyển vào bất cứ đại học nào dùng kết quả của kỳ thi để tuyển sinh.
Với sự thay đổi trên, Đại học Bách khoa Hà Nội lý giải cho biết mong muốn mở rộng khả năng dùng kết quả bài thi cho các trường thuộc khối ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, nông nghiệp và y dược; phù hợp với chương trình Giáo dục phổ thông mới.
Vào giữa tháng 11/2022 Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết dự kiến lên kế hoạch tổ chức 3 đợt thi ĐGNL trong năm 2023, với các tháng 5, 6 và 7, theo đó so với các trước tăng thêm 2 đợt. Năm ngoái, kỳ thi này thu hút hơn 7.100 thí sinh tham dự, và có hơn 20 trường dùng kết quả này đề xét tuyển.
Ngoài kỳ thi ĐGTD của Đại học Bách khoa Hà Nội, hai đại học quốc gia Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Bộ Công an cũng tổ chức các kỳ thi riêng để xét tuyển và được nhiều đơn vị khác công nhận, sử dụng xét đầu vào.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT năm 2022 các trường dành hơn 30.000 chỉ tiêu xét tuyển dựa vào kết quả của các kỳ thi ĐGNL, đánh giá tư duy. Tỷ lệ nhập học ở phương thức này chiếm khoảng 2% tổng số thí sinh nhập học ở tất cả các phương thức.
Nguồn: pasteurschool.edu.vn Tổng hợp