Phát biểu trong hội nghị đánh giá tình hình triển trai Chương tình Giáo dục phổ thông 2018 đến năm 2022, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định: “Quá trình thực hiện chỉ nhìn về phía trước và chỉ được phép thành công”.
Phát biểu trong hội nghị đánh giá tình hình triển trai Chương tình Giáo dục phổ thông 2018 đến năm 2022, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định: “Quá trình thực hiện chỉ nhìn về phía trước và chỉ được phép thành công”.
Theo thông tin chuyên trang Tin giáo dục cập nhật, ngày 13 tháng 12 vừa qua, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã tổ chức hộ nghị toàn quốc đánh giá về tình hình triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đến năm học 2022 – 2023.
Trong buổi hội nghị theo thông tin từ Trung tâm Truyền thông (Bộ Giáo dục – Đào tạo), bên cạnh các kết quả đạt được, báo cáo của Bộ Giáo dục – Đào tạo cũng chỉ ra một số khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai Chương trình GDPT 2018.
Cụ thể, khi ban hành chương trình chưa có đầy đủ môn học, hoạt động giáo dục nên phải tiếp tục ban hành bổ sung trong những năm sau, gây khó khăn trong việc chuẩn bị SGK (sách giáo khoa ) và triển khai thực hiện đối với 1 số môn học.
Quá trình biên soạn, thẩm định, phát hành sách giáo khoa còn chậm so với yêu cầu triển khai. Một vài SGK môn học còn gây băn khoăn trong dư luận. Việc lựa chọn, cung ứng SGK tại một số địa phương còn chậm hoặc có thiếu sót, hạn chế…
Bên cạnh đó, công tác mua sắm thiết dạy giảng dạy và học gặp khó khăn. Nhiều địa phương, nhà trường thiếu thiết bị dyaj học tối thiểu, khó khăn trong tổ chức dạy và học theo Chương tình Giáo dục phổ thông 2018. Thiếu giáo viên ở những môn học mới ảnh hưởng đến chất lượng triển khai chương trình.
Quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường tại một số cở sở giáo dục còn chưa khoa học, chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn. Điều này dẫn đến hạn hiệu quả thực hiện chương trình các môn học, hoạt động giáo dục mới còn hạn chế, chưa đảm bảo theo đúng yêu cầu thực hiện của chương trình mới.
Phần phát biểu kết luận tại buổi hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29, triển khai Chương tình Giáo dục phổ thông 2018 là một trong số việc lớn nhất, dài nhất, khó khăn nhất, thử thách nhất và sẽ tạo ra một số thay đổi sâu sắc nhất cho giáo dục.
Chương trình chính thức được thực hiện từ năm 2020 với nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhất là vừa ảnh hưởng của dịch bệnh vừa thực hiện đổi mới căn bản, song theo người đứng đầu ngành GD-ĐT, nửa chặng đường triển khai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, được thể hiện tại những phương diện như: Triển khai đúng tiến độ, kế hoạch, đồng bộ trên toàn quốc, tất cả đã vào cuộc.
"Đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT là quyết tâm chính trị của Đảng, của Quốc hội, của Chính phủ, của đất nước. Do đó, quá trình thực hiện chỉ nhìn về phía trước và chỉ được phép thành công", ông Sơn nhấn mạnh.
Nói đến nhóm công việc liên quan đến thể chế, văn bản quản lý điều hành, ông Sơn cho biết đây là nhóm việc cần phải quan tâm tiếp để rà soát, điều chỉnh và không ngại điều chỉnh. Một tỏng các văn bản quan trọng nhất sẽ được Bộ Giáo dục – Đào tạo chủ trì xây dựng trong thời gian đến là luật Nhà giáo.
Với nhóm việc về chuyên môn, ông Sơn yêu cầu cần tăng cường hơn nữa trao đổi chuyên môn hai chiều giữa bộ và các sở Giáo dục – Đào tạo, nhà trường, giáo viên. Những vấn đề về chuyên môn phát sinh phải được xử lý ngay.
“Chúng ta đang trong giai đoạn chuyển đổi, cải cách nên hàng ngày, hàng giờ phải lắng nghe việc triển khai thực tế như thế nào, Giáo viên lên lớp có khó khăn gì?. Trong thời gian còn lại triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 có thể tính đến việc thành lập nhóm hỗ trợ nhanh cho giáo viên”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu.
Nguồn: pasteurschool.edu.vn Tổng hợp