Trẻ nhỏ có tiềm năng phát triển tư duy và trí tuệ lớn hơn người trưởng thành. Vì thế, rèn luyện tư duy cho học sinh tiểu học là một quyết định đúng đắn mà các bậc phụ huynh nên quan tâm.
Trẻ nhỏ có tiềm năng phát triển tư duy và trí tuệ lớn hơn người trưởng thành. Vì thế, rèn luyện tư duy cho học sinh tiểu học là một quyết định đúng đắn mà các bậc phụ huynh nên quan tâm.
+ Những cách giúp trẻ ham học khi bước vào lớp 1?
Do suy nghĩ và hành động theo bản năng, các con khó tránh khỏi việc phán đoán sự vật, sự việc một cách cảm tính, chủ quan, không có sự cân nhắc mặt lợi, mặt hại. Ưu điểm của cách suy nghĩ này là các con có thể đơn giản hóa mọi vấn đề, sống đúng với lứa tuổi của mình.
Tuy nhiên, trong cuộc sống sẽ có rất nhiều vấn đề phức tạp, cần phải phân tích và nghiêm túc nhìn nhận một cách khách quan để đưa ra quyết định tốt nhất, việc duy trì phán đoán theo cảm tính dễ dẫn tới quyết định sai lầm, đưa đến một kết quả tệ cho chính bản thân và mọi người xung quanh.
Theo nghiên cứu khoa học, giai đoạn từ 1 - 6 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển nhanh nhất về thể chất, tinh thần, trong đó có cả não bộ. Rèn luyện tư duy mỗi ngày thông qua những kiến thức và vấn đề đơn giản ở độ tuổi này sẽ tạo nền tảng cho việc tư duy ở độ tuổi lớn hơn.
Tư duy là một hoạt động của não bộ, do đó đây cũng là cách kích thích cho não bộ phát triển, không bị ỳ trệ. Lâu dần, não bộ của trẻ được phát triển và hoàn thiện hơn.
Một trong những khả năng của tư duy sáng tạo, đó chính là khả năng ngôn ngữ. Việc rèn luyện tư duy sáng tạo cần trẻ phải tập viết, tập nói, tập đọc thường xuyên và đều đặn.
Qua đó, trẻ sẽ tích lũy được một kho tàng ngôn ngữ, biết cách sử dụng và vận dụng chúng một cách linh hoạt. Đây chính là cách giúp thúc đẩy phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp ở trẻ.
Nhận thức là một quá trình được tạo dựng thông qua việc tiếp nhận thông tin về sự vật, hiện tượng và vấn đề xung quanh, đánh giá, phán đoán và giải quyết vấn đề. Quá trình này cần được thực hành hằng ngày để có thể hình thành một nhận thức đúng đắn.
Cho trẻ rèn luyện tư duy ngay từ nhỏ chính là việc cha mẹ hướng dẫn, tạo cơ hội cho các con làm quen với việc nhận thức từ đơn giản cho tới phức tạp dần. Thực hiện một cách thường xuyên làm sẽ giúp thúc đẩy quá trình nhận thức ở các con diễn ra đúng đắn và hiệu quả.
Rèn luyện tư duy giúp cho việc học của các con hiệu quả hơn là một điều hiển nhiên, dễ thấy. Trong tất cả các môn học của con, từ môn năng khiếu tới các môn khoa học, xã hội, các con đều cần đến khả năng tư duy logic và tư duy sáng tạo để có thể nắm bắt và giải quyết vấn đề. Chính vì vậy, cho trẻ em luyện tập tư duy từ nhỏ sẽ giúp chuẩn bị cho các bạn một nền tảng tốt trên con đường học vấn của mình.
Khi rèn luyện tư duy ở trẻ, điều cần thiết là giúp con phát triển tối đa các năng lực của não bộ, trong đó có tư duy tổng quát. Nếu như tư duy phân tích logic giúp các con có thể đánh giá chi tiết, rõ ràng một vấn đề thì tư duy tổng quát cho các con khả năng lập kế hoạch. Chúng ta thường hay dành tặng cho nhau một lời khen: “Bạn thật nhìn xa trông rộng”. Thực chất của việc này chính là người đó có năng lực tư duy tổng quát tốt.
Chúng ta nên dạy các con cách sống tự lập và giúp trẻ nhận thức được tầm quan trọng của việc tự ra quyết định.
Cha mẹ nên cho con bắt đầu bằng những việc đơn giản như cho con tự làm các công việc như vệ sinh cá nhân, dọn dẹp đồ chơi, cùng con chơi các trò chơi như giải đố, hoặc đặt ra một số tình huống thú vị, quen thuộc để con tập tự giải quyết.
Sau khi con đã quen, cha mẹ hãy để cho con có không gian cá nhân, trao cho con quyền được tự quyết định một số vấn đề nhỏ trong cuộc sống, sau đó sẽ rút kinh nghiệm cho các con nếu các con mắc phải sai lầm.
Nâng dần mức độ để các con có sự làm quen một cách từ từ và để cha mẹ có thể quan tâm, theo sát các em trên con đường trưởng thành.
Tự giải quyết vấn đề cũng là một tư duy cần có để chuẩn bị tốt cho con sau khi lớn lên, bước chân ra xã hội. Khả năng này đặc biệt quan trọng khi các bắt đầu có công việc riêng và cần chịu trách nhiệm với nó.
Cha mẹ hãy hướng dẫn các em tự làm các công việc đơn giản, thường ngày như vệ sinh cá nhân, gấp chăn màn, dọn dẹp đồ chơi, tìm độ vật khi các con chơi xong quên cất.
Tuyệt đối không nên quá bao bọc con, hạn chế các em tiếp xúc với môi trường ngoài gia đình, làm quen bạn bè vì chúng chỉ làm các con yếu đuối, nhút nhát hơn so với bạn bè đồng trang lứa.
Tạo điều kiện cho con được tiếp xúc nhiều vấn đề trong cuộc sống, hướng dẫn và chỉ rõ cốt lõi vấn đề để con hiểu, làm quen và có thể tự đưa ra quyết định của mình.
Xem thêm: pasteurschool.edu.vn