Vì sao ba mẹ cần đồng hành cùng con khi bước vào lớp 1?

Thứ tư, 22/06/2022 | 14:21

Khi con vào lớp 1 thì việc chuẩn bị một hành trang vững chắc sẽ là chiếc chìa khóa mở cánh cửa tương lai cho bé vào đời. Trong giai đoạn này, ba mẹ sẽ là những người đóng vai trò quan trọng không thể thiếu.

+ Trước khi vào lớp 1, trẻ cần biết những gì?

Vì sao ba mẹ cần đồng hành cùng con khi bước vào lớp 1?
Vì sao ba mẹ cần đồng hành cùng con khi bước vào lớp 1?

Trẻ dễ rơi vào khủng hoảng tuổi tâm lý tuổi lên 6

Trong giai đoạn chuyển tiếp vào lớp 1, trẻ dễ gặp phải những bất ổn về mặt tâm lý do thay đổi môi trường sống và các yếu tố khác như các mối quan hệ, sự kỳ vọng của bố mẹ và thầy cô. Trẻ chưa đủ khả năng để tự giải quyết tâm lý cũng như các vấn đề gặp phải. Chính vì thế, trẻ cần có sự đồng hành và hỗ trợ của cha mẹ, thầy cô, những người giàu kinh nghiệm đã từng đi qua thời kỳ khủng hoảng đó.

Những bất ổn mà trẻ có thể gặp phải trong giai đoạn này là việc thay đổi giờ giấc sinh hoạt: ở trường Mẫu giáo hoạt động chơi của trẻ là chủ đạo, khi vào lớp 1 học tập sẽ là hoạt động chủ đạo. Hơn nữa, giờ ngủ trưa của trẻ thường ngắn hơn mẫu giáo nên trẻ có thể mệt hơn.

Hoạt động của lớp 1 cũng đòi hỏi trẻ phải có sự tập trung dài hơn để hoàn thành các nhiệm vụ học tập hay ngồi yên một chỗ, ngồi vào bàn học nhiều hơn cũng làm cho trẻ gặp khó khăn. Nếu không có sự hỗ trợ của cha mẹ, cho trẻ làm quen với các hoạt động này trước trẻ dễ bị chậc nhịp và cảm thấy khó khăn để hòa nhập. Trong giai đoạn trẻ đang hòa nhập, nếu bị phạt khi mắc lỗi trẻ cũng dễ thu mình, cảm thấy không an toàn, có thể giảm hứng thú, động cơ học tập hoặc thậm chí không muốn đi học. Bản thân bố mẹ cần hiểu rõ đặc điểm tâm lý của trẻ giai đoạn này để có sự hỗ trợ phù hợp với các con.

Bản thân cơ thể trẻ cũng có những thay đổi trong giai đoạn vào lớp 1

Thay đổi đầu tiên có thể gây căng thẳng và tâm lý bất ổn của trẻ chính là sự thay đổi về cơ thể. Ở thời điểm này toàn bộ cơ thể trẻ có phát triển mạnh mẽ về cấu trúc xương. Mỗi năm, trẻ 6 tuổi tăng được 5cm chiều cao, 2 kg cân nặng. Cơ quan chính như đại não, tim, phổi có tốc độ phát triển nhanh.

Do công năng hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh chưa cân bằng, nên chỉ đơn thuần làm một việc gì kéo dài cũng dễ gây mệt mỏi cho trẻ. Vì thế, khi bắt đầu vào guồng học, đòi hỏi sự tập trung cao sẽ gây khó khăn cho con. Đó là lý do vì sao mà bố mẹ nên cho con tham gia các khóa học trải nghiệm, để con làm quen với việc học tập và thấy rằng các hoạt động được tổ chức vô cùng thú vị.

Giai đoạn chuyển tiếp là một quá trình kéo dài, không phải một thời điểm và trẻ cần nhận được sự hỗ trợ trong suốt quá trình

Trẻ có thể bắt đầu vào lớp 1 chỉ trong vòng một vài hôm nhưng sẽ mất cả một quá trình để trẻ có thể hòa nhập. Quá trình này có thể diễn ra trong một đến hai tháng nếu trẻ được chuẩn bị sẵn sàng và có khả năng hòa nhập cao.

Tuy nhiên, không ít trẻ gặp khó khăn trong việc thiết lập các thói quen cũng như khả năng kết bạn, làm quen với mọi người nên quá trình chuyển tiếp có thể kéo dài hơn thậm chí qua cả học kỳ hay một năm học. Việc này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như kết quả học tập của trẻ sau này, có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái tâm lý lo âu, hoảng sợ…

Bản thân cơ thể trẻ cũng có những thay đổi trong giai đoạn vào lớp 1
Bản thân cơ thể trẻ cũng có những thay đổi trong giai đoạn vào lớp 1

Ba mẹ có thể đồng hành cùng con vào lớp 1 bằng cách nào?

Trước tiên, ba mẹ cần hiểu rõ về tâm lý lứa tuổi của con cũng như những khó khăn mà con đang gặp phải để có thể hiểu được những biến đổi từ thái độ của con và có những hỗ trợ cần thiết. Trong đó, việc tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái, vui vẻ, chuẩn bị cùng các kỹ năng sống sẽ là những hành  trang cần thiết cho trẻ vào lớp một.

Ngoài ra, một bước chuẩn bị vô cùng quan trọng và ý nghĩa với các con mà ba mẹ có thể thực hiện là đăng ký cho con tham gia các khóa trải nghiệm tiền Tiểu học, lựa chọn các ngôi trường có phương pháp giáo dục phù hợp, hỗ trợ tốt nhất cho giai đoạn chuyển tiếp của con.

Theo phân tích của các nhà khoa học, khi chuyển tiếp giữa mầm non và tiểu học phải đảm bảo sự kế thừa, tính khoa học, những kiến thức đã được hình thành ở lứa tuổi mầm non cần phải được củng cố và mở rộng, hoàn thiện ở mức độ cao hơn giúp trẻ không bị những thay đổi đột ngột khi chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập trong nhà trường.

Sự chuyển tiếp thành công không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực hòa nhập với những thay đổi của chính bản thân đứa trẻ mà cần có sự hỗ trợ của nhà trường, gia đình và cộng đồng để có thể tạo tâm thế sẵn sàng cho trẻ bước vào lớp 1.

Xem thêm: pasteurschool.edu.vn

Học sinh Quảng Bình được miễn học phí học kỳ 2 năm học 2022-2023

Học sinh Quảng Bình được miễn học phí học kỳ 2 năm học 2022-2023

Theo đó, tỉnh Quảng Bình sẽ không thu học phí học kỳ II năm học 2022-2023 đối với trẻ mầm non và học sinh phổ thông công lập, học sinh tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông.
Cha mẹ phải làm thế nào khi trẻ sử dụng điện thoại quá nhiều

Cha mẹ phải làm thế nào khi trẻ sử dụng điện thoại quá nhiều

Việc sử dụng điện thoại quá nhiều rất có thể sẽ gây ra những tác động tiêu cực ở trẻ. Vậy các bậc phụ huynh cần phải làm thế nào
Trẻ được học những gì trong nội dung chương trình lớp 1?

Trẻ được học những gì trong nội dung chương trình lớp 1?

Nội dung chương trình lớp 1 có những thay đổi gì? Tre sẽ học những gì và phải chuẩn bị những gì? Phụ huynh cần lưu ý những gì đối với chương trình lớp 1 mới? Cùng tìm hiểu thông tin dưới đây
Tìm hiểu một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy học ở bậc tiểu học

Tìm hiểu một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy học ở bậc tiểu học

Vai trò của việc nâng cao chất lượng dạy học ở bậc tiểu học và cùng tham khảo một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy học dành cho giáo viên tiểu học thông qua bài viết dưới đây
Not found block 'box-cafe-startup'
Not found block 'box-covid' Not found block 'box-cafe-startup-pc' Not found block 'box-finance'
Đăng ký trực tuyến