Chia sẻ 6 phương pháp dạy hiệu quả cho học sinh Tiểu học

Thứ hai, 13/06/2022 | 10:57

Chương trình học Tiểu học khác hoàn toàn so với chương trình mẫu giáo, vì thế các em dễ bị choáng ngợp trước môi trường học xa lạ, cũng như các phương pháp giảng dạy.

+ Trường tiểu học Pasteur - "Ươm mầm xanh" tương lai đất nước

Để bé học các môn mình yêu thích
Để bé học các môn mình yêu thích

6 phương pháp dạy hiệu quả cho học sinh Tiểu học

1. Tạo môi trường học tập thoải mái

Một môi trường học thoái mái là yếu tố cần thiết để bé hứng thu hơn với việc ngồi vào bàn học. Việc này có thể được thực hiện linh hoạt tùy theo sở thích của con, chẳng hạn như những dụng cụ học tập đáng yêu, bàn học nhiều tính năng, đèn học chống mỏi mắt… tạo môi trường học tối ưu cho trẻ.

2. Để bé học các môn mình yêu thích

Một số trẻ có thể yêu thích môn Toán nhưng một số còn lại thì không, nhiều khi các em lại thích vẽ hơn. Quan trọng ở đây là đừng ép buộc trẻ. Hãy để học sinh phát triển theo tự nhiên, được học môn học yêu thích. Từ đó giúp trẻ có hứng thú trong việc học các môn học khác.

3. Xây dựng thời gian biểu phù hợp

Để trẻ thấy thoải mái với việc học, thời gian biểu phù hợp, linh hoạt là điều cực kỳ quan trọng. Việc không bị gò bó, thời gian học và có những lúc nghỉ ngơi, vui chơi ngoài giờ học sẽ giúp bé thư giãn và tránh được những áp lực về điểm số sinh ra chán ghét việc học.

4. Khuyến khích trẻ tự giác học tập

Đây là một trong những đức tính cần thiết để học sinh Tiểu học hình thành ý thức học nghiêm túc. Giúp bé nhận biết được tầm quan trọng của việc học và giải thích những lợi ích đạt được khi bé học hành chăm chỉ. Đồng thời, rèn luyện thói quen phân bổ thời gian hợp lý giữa học và nghỉ ngơi.

5. Rèn các kỹ năng giúp bé học tốt

Bao gồm dạy trẻ kỹ năng ghi chép, kỹ năng lên lịch học, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng học qua từ điển (đối với việc tự học ngoại ngữ)… cùng với đó là tạo ra một môi trường học tập tích cực, giao bài tập và hướng dẫn trẻ cách học hiệu quả.

Thường xuyên khích lệ, động viên bé
Thường xuyên khích lệ, động viên bé

Ví dụ về kỹ năng quản lý thời gian, phụ huynh và thầy cô giáo hướng dẫn cho trẻ dành thời gian đầu mỗi buổi học để lên danh sách bài tập, các chủ đề kiến thức trẻ cần phải học. Hướng dẫn trẻ đặt ưu tiên cho những việ cần hoàn thành trước và sau, ước lượng thời gian cần để hoàn thành mỗi việc.

6. Thường xuyên khích lệ, động viên bé

Phụ huynh và thầy cô giáo nên có những phần thưởng, món quà để khích lệ trẻ khi bé đạt những thành tích nhất định. Điều đó sẽ tạo động lực cho các em tiếp tục cố gắng phấn đấu. Đồng thời, không nên so sánh, áp đặt con phải học như thế này thế kia khiến bé tự ti với việc học. Hãy nhớ mỗi bé là một cá thể riêng biệt và đứng một bên khích lệ để bé phát triển theo những năng khiếu vốn có.

Xem thêm: pasteurschool.edu.vn

TheAnh

Học sinh Quảng Bình được miễn học phí học kỳ 2 năm học 2022-2023

Học sinh Quảng Bình được miễn học phí học kỳ 2 năm học 2022-2023

Theo đó, tỉnh Quảng Bình sẽ không thu học phí học kỳ II năm học 2022-2023 đối với trẻ mầm non và học sinh phổ thông công lập, học sinh tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông.
Trẻ được học những gì trong nội dung chương trình lớp 1?

Trẻ được học những gì trong nội dung chương trình lớp 1?

Nội dung chương trình lớp 1 có những thay đổi gì? Tre sẽ học những gì và phải chuẩn bị những gì? Phụ huynh cần lưu ý những gì đối với chương trình lớp 1 mới? Cùng tìm hiểu thông tin dưới đây
Tìm hiểu một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy học ở bậc tiểu học

Tìm hiểu một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy học ở bậc tiểu học

Vai trò của việc nâng cao chất lượng dạy học ở bậc tiểu học và cùng tham khảo một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy học dành cho giáo viên tiểu học thông qua bài viết dưới đây
Ưu và nhược điểm phương pháp dạy học theo nhóm ở bậc tiểu học

Ưu và nhược điểm phương pháp dạy học theo nhóm ở bậc tiểu học

Phương pháp dạy học theo nhóm ở tiểu học có những ưu điểm và nhược điểm gì? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây
Đăng ký trực tuyến