Có một thực tế hiện nay có rất nhiều học sinh không thích môn văn lớp 7 bởi vì chương trình ngữ văn 7 khá khó khi học sinh phải đối diện với thơ Đường có nhiều thi pháp, cấu tứ khác nhau.
Có một thực tế hiện nay có rất nhiều học sinh không thích môn văn lớp 7 bởi vì chương trình ngữ văn 7 khá khó khi học sinh phải đối diện với thơ Đường có nhiều thi pháp, cấu tứ khác nhau.
Để giúp các em hiểu yêu môn văn hơn Trường THCS Pasteur gửi đến các em “Phương pháp học tốt môn văn 7”. Vậy để học tốt môn văn thì mỗi bạn luôn tìm cho mình những phương pháp học khác nhau, để mình dễ hiểu và dễ nhớ.
Rõ ràng trong từng môn học để làm tốt một phần nào đó bạn cần hiểu rõ về nó, cũng như môn ngữ văn 7 để học tốt được nó bạn cần nắm được kiến thức cơ bản trong chương trình ngữ văn 7 tức là phải trả lời được câu hỏi “học cái gì?” Vậy ở ngữ văn 7 chúng ta học những gì? Tất nhiên là chúng ta cũng sẽ học theo ba phân môn là đọc hiểu, tiếng việt và làm văn.
Về làm văn: Cần nắm được đặc trưng, cách làm của các loại văn bản: văn biểu cảm, văn nghị luận, văn hành chính công vụ. Ở mỗi kiểu văn bản phải tự vận dụng được trong thực tế đời sống hiện nay.
Ví dụ: Văn bản biểu cảm giúp chúng ta biết yêu thương, hờn giận, chán ghét, đánh giá đúng sai các sự việc trong cuộc sống. Văn nghị luận giúp chúng ta biết bày tỏ quan điểm của mình tại một vấn đề nào đó trong cuộc sống, đó có thể là một hiện tượng hoặc một tư tưởng đạo lí.
Về tiếng việt: Ôn tập các kiến thức lớp 6 và được học các kiến thức về từ về câu khác: quan hệ từ, từ Hán Việt, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, các kiểu câu mở rộng, rút gọn…
Về đọc hiểu văn bản: học rất nhiều các thể loại: văn trung đại, trữ tình, dân ca, ca dao, văn bản nhật dụng… nhưng đặc biệt chú ý thể loại thơ Đường với nhiều quy tắc về niêm, luật, vần đối khá khó. Bên cạnh việc cảm nhận thơ thì học sinh còn phải tìm hiểu về kết cấu, hình thức, cách gieo vần, cách đối, luật kết dính…
Một yếu tố quan trọng thứ hai đó là soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp bởi việc này xây dựng và hình thành cho học sinh thói quen, ý thức chủ động tích cực trong việc tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức. Việc chuẩn bị bài tốt đồng nghĩa với việc em ấy chịu cố gắng và chịu tìm hiểu kiến thức, có thể lực học em ấy chưa được tốt nhưng khi em chuẩn bị bài em có thể phần nào nắm được kiến thức. Tuy nhiên thực tế hiện nay chưa nhiều em học sinh làm được điều này, thực chất các em chỉ soạn bài với hình thức đối phó giáo viên, chép sách giải, tài liệu mà không hề biết những câu hỏi đó đề cập tới vấn đề gì. Tới lớp thì ngơ ngác, bỡ ngỡ trước bài giảng của thầy cô giáo. Đặc biệt lớp 7 có thể loại khá mới là thơ Đường nếu như học sinh không chịu tìm hiểu, khi phân tích sẽ không phát hiện ra cái hay, cái sáng tạo của các nhà thơ. Và đồng nghĩa với việc các em sợ hãi trong khi học văn.
Hơn nữa khi đã chuẩn bị bài đầy đủ thì chúng ta cần chú ý nghe giảng bài ở trên lớp bởi những kiến thức chúng ta tìm hiểu chỉ là một phần nào đó, có thể chia chính xác còn bài giảng của thầy cô giáo là chuẩn kiến thức. Vì vậy từng lưu ý, từng lời bình trong bài giảng của thầy cô giáo cực kì quan trọng đối với chúng ta. Nhiều bạn học sinh khi chú ý bài giảng của thầy cô giáo trên lớp có thể ghi nhớ ngay mà không cần phải học nhiều.