Từ xưa đến nay dân tộc ta đã có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo để khẳng định vai trò người thầy, người xưa đã có câu: “Không thầy đố mày làm nên”.
Từ xưa đến nay dân tộc ta đã có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo để khẳng định vai trò người thầy, người xưa đã có câu: “Không thầy đố mày làm nên”.
Trong bài viết này Trường THCS Pasteur chia sẻ dàn ý giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên cùng với các bài văn mẫu Giải thích câu Không thầy đố mày làm nên, chứng minh câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên hay và chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn học sinh.
Không thầy đố mày làm nên - Từ xưa đến nay dân tộc ta đã có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Để khẳng định vai trò người thầy, người xưa đã có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ dàn ý giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên cùng với các bài văn mẫu Giải thích câu Không thầy đố mày làm nên, chứng minh câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên hay và chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn học sinh.
Nói đến giáo dục, người ta luôn nhấn mạnh đến vai trò to lớn, không thể thiếu được của những người thầy. Vì vậy, cha ông ta đã khẳng định rằng “Không thầy đố mày làm nên”.
“Thầy” được nhắc đến trong câu tục ngữ là những người giáo viên, những người đã dạy dỗ, chỉ bảo cho chúng ta những điều hay, lẽ phải, những kĩ năng quý giá. Nhờ những điều được dạy ấy, mà chúng ta có được như ngày hôm nay.
Mỗi người vừa sinh ra trên thế giới này đều là một trang giấy trắng, điều gì cũng thật mới lạ và cần học tập. Từ cách ăn nói, cách đi đứng, cách đọc viết, cách ứng xử hằng ngày. Phải học hỏi, rèn luyện theo thời gian, thì ta mới có thể ngày càng biết hơn nhiều thứ. Và tất nhiên, để có thể học thì ta cần có người dạy. Người dạy chính là người thầy - người đi trước, có kiến thức và kinh nghiệm. Người ấy sẽ chỉ cho ta, hướng dẫn cho ta những điều mà ta muốn biết. Nếu mà thiếu đi những người thầy ấy, thì ta sẽ mãi mụ mị mà thôi.
Qua đó, câu tục ngữ đã khẳng định được vị trí quan trọng không thể thiếu của những người thầy giáo. Truyền thống tôn sư trọng đạo đó từ xa xưa đã ngấm sâu vào tiềm thức của người dân ta và được giữ gìn cho đến ngày hôm nay. Chính vì vậy, mà nước ta đã có một ngày dành riêng cho các thầy cô giáo là ngày 20 tháng 11 hằng năm. Đó là ngày cho các người học sinh đã và đang được dạy dỗ có dịp bày tỏ tấm lòng biết ơn của mình.
Để bày tỏ tấm lòng kính trọng, biết ơn của mình đối với những người đã dạy dỗ bản thân một cách tốt nhất. Thì không chỉ dừng lại ở những lời cảm ơn, sự tri ân, kính mến. Mà nên thể hiện ở sự thấu hiểu, nắm được kiến thức, vận dụng được nó vào trong cuộc sống của chính mình. Đó là sự báo đáp lớn nhất dành cho các thầy cô của chúng ta.
Tuy nhiên, ngoài thầy cô, chúng ta cũng có thể học tập ở bạn bè, người thân và rất nhiều những người khác xung quanh nữa. Bởi kiến thức là kho báu vô tận ở trong thế giới muôn màu này. Chẳng ai có thể hoàn toàn nắm bắt hết nó được cả. Và cũng bởi vì ngoài các kiến thức trong sách vở ở trường học, ta còn cần có các kiến thức khác về kĩ năng sống nữa.
Dù vậy, chúng ta cũng luôn luôn khẳng định được rằng những người thầy người cô luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng không thể thiếu đối với sự trưởng thành của mỗi con người. Giống như câu nói “Không thầy đố mày làm nên”.